Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

CHIA SẺ: 10 NGUỒN ẢNH CHẤT LƯỢNG CHO SOCIAL CONTENT

Một trong những phần việc vất vả và tốn nhiều thời gian nhất khi làm social content chính là việc tìm hình ảnh phù hợp cho nội dung. Trong quá trình làm việc, tôi đã cố gắng sưu tầm và lưu giữ những nguồn hình ảnh chất lượng, miễn phí và đẹp như “của để dành” của mình, nay chia sẻ lại cho các bạn! 


Dĩ nhiên, để social content thú vị và có độ tương tác cao, ngoài hình ảnh bắt mắt còn cần rất nhiều yếu tố khác đòi hỏi bạn phải động não thêm. Do đó, những nguồn hình này chỉ là bước khởi đầu giúp bạn làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn mà thôi. Bạn không cần làm việc hết với tất cả các nguồn (vì chắc chắn bạn sẽ không có đủ thời gian cho việc đó). Hãy lướt qua những links dưới đây và chọn 1 nguồn ảnh yêu thích cho mình, đào sâu tìm hiểu để biến nó thành trợ thủ đắc lực cho bạn.

Nhóm 1: Dữ liệu hình ảnh có khả năng search theo từ khoá

Từ khoá là “phép màu” giúp bạn tìm kiếm hình ảnh có liên quan nhanh hơn, chính xác hơn. Do đó, tôi ưu tiên xếp những nguồn ảnh này lên đầu.


Đây là một trong những nguồn ảnh yêu thích của tôi. IM Free là trang tổng hợp hình ảnh được chọn lựa rất đẹp từ nhiều nguồn khác nhau mà bạn có thể sử dụng cho cả mục đích cá nhân lẫn commercial. Trang này không cần đăng ký hay tạo tài khoản.


Free Images là thư viện ảnh với hơn 350,000 tấm ảnh chất lượng cao, được chia theo category và có thể tìm kiếm bằng keyword. Trang web đòi hỏi bạn phải tạo 1 tài khoản (miễn phí). Lưu ý trong phần đăng ký, mục State bị bắt buộc nên bạn có thể để tên thành phố.

3. Free Range Stock: http://freerangestock.com/

Free Range Stock sẽ cho phép bạn tìm kiếm và download hình ảnh chất lượng cao sau khi tạo 1 tài khoản miễn phí.

4. Free Photos Bank: http://www.freephotosbank.com/

Free Photos Bank có khá nhiều ảnh và đặc biệt là không bắt bạn phải tạo tài khoản hay đăng nhập mới download được. Nếu muốn tìm hình ảnh theo từ khoá, bạn hãy vào phầnAdvanced Search trên navigation bar.

5. Morguefile: http://www.morguefile.com/

Morguefile là trang chia sẻ hình ảnh từ các nghệ sĩ nhiếp ảnh. Bạn có thể download về và sử dụng trong các cretive projects. Trang này không cần tạo tài khoản, nhưng recommend người dùng có thể dẫn nguồn/tên nghệ sĩ nhiếp ảnh khi sử dụng. Đây cũng là một trong những nguồn ảnh yêu thích của tôi!

6. Dreamstime: http://www.dreamstime.com/

Dreamstime có nguồn ảnh bản quyền và miễn phí phong phú mà bạn có thể seach theo từ khoá rất dễ dàng. Lượng ảnh miễn phí cũng thường xuyên được cập nhật. Trang web sẽ đòi hỏi bạn phải tạo tài khoản để download ảnh. Ngoài ra, ảnh ở chế độ preview cũng khá tốt để có thể sử dụng trên social.

7.  ImageFree: http://www.imagefree.com/

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn có thể tìm hình ảnh theo từ khoá và download miễn phí hình ảnh chất lượng cao. Tuy nhiên, lượng ảnh miễn phí không được phong phú bằng các nguồn khác. Bù lại, bạn có thể sử dụng hình ảnh của trang này cho mục đích cá nhân, công việc hay kinh doanh đều được.

8. Pixabay: http://pixabay.com/en/

Pixabay tổng hợp tất cả hình ảnh có bản quyền lẫn miễn phí. Bạn có thể search và được phép sử dụng miễn phí, kể cả cho mục đích commercial. Tuy nhiên, với những hình ảnh có bản quyền, trang web sẽ dẫn link đến trang gốc để bạn mua ảnh. Trang này không đòi hỏi phải đăng ký tài khoản.

9. Public Domain Pictures: http://www.publicdomainpictures.net/

Public Domain Pictures là kho ảnh ở nhiều thể loại được upload bởi các nghệ sĩ nhiếp ảnh. Bạn thể chọn Premium Download để có hình ảnh chất lượng cao hơn hoặc click trực tiếp vào tấm hình để lấy version thấp hơn. Nhưng theo tôi, version này cũng đã là quá chất lượng so với yêu cầu của social content. Trang này không cần tạo tài khoản.
10. Stockvault: http://www.stockvault.net/

Stockvault chia sẻ nguồn ảnh từ các trang web của các nghệ sĩ nhiếp ảnh, designer và sinh viên mỹ thuật. Bạn có thể tìm theo từ khoá và download ảnh miễn phí khá chất lượng. Lưu ý, khi seach, kéo chuột xuống phía dưới 1 chút mới là hình miễn phí, phần trên cùng có background màu đen là hình stock phải mua. Trang này không bắt tạo tài khoản.

Chúng ta có thực sự cần Content Marketing?

Nếu đó là điều bạn đang nghĩ thì xin chúc mừng, vì bạn không phải là người duy nhất đặt ra câu hỏi này!

Không hay Có?

Câu trả lời thực ra là “KHÔNG”. Vì cơ bản trong chúng ta, ai cũng đã mang trong mình nhu cầu được chia sẻ thông điệp, nhu cầu kể những câu chuyện mà chúng ta muốn/biết người nghe sẽ yêu thích. Miền Nam có từ “Bà Tám”,còn Miền Bắc có từ “Lắm Chuyện”. Hai từ này đúng lắm với một người làm content markting có duyên. Một cách nói đơn giản, dễ hiểu như thế để thấy content marketing ở một góc nhìn gần gũi thì cũng chẳng phức tạp, cao xa lắm đâu. Chỉ là không nói thì không biết! Phải không bạn?

Vậy nếu câu trả lời là “” thì sao? Chắc chắn rồi! Nếu bạn thực sự tìm kiếm một phương thức quảng cáo tiếp thị có khả năng lôi kéo, mời gọi, chăm sóc, nuôi dưỡng, chia sẻ, giữ gìn... khách hàng hoàn hảo và hiệu quả lâu dài, thì content marketing là một lựa chọn không tồi mà bạn nên bắt đầu ngay từ hôm nay (tôi rất muốn nói là hoàn hảo các bạn ạ!)

Content marketing không phải là việc bạn sản xuất thật nhiều nội dung trên trang nhà/Facebook và mong chờ người tiêu dùng tìm thấy. Content marketing không phải là bỏ ra thật nhiều tiền làm những viral video để lôi kéo khách hàng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Mà thật ra, chúng ta không nên ghép bất kỳ dạng content nào với cụm từ viral. Thực chất, chúng chỉ được gọi là viral sau khi chúng may mắn (hoặc đạt mục tiêu) được viral mà thôi. Và content marketing cũng không có nghĩa là chỉ dành cho những ông lớn nhiều tiền, còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lấy đâu ra chi phí để làm content marketing. Bật mí nhé, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chính là đối tượng cần phải làm content marketing hiệu quả nhất!

Còn nhiều nữa những góc nhìn chưa đầy đủ và trọn vẹn mà khó có thể nêu ra hết ở đây... Nhưng hãy hình dung content marketing không chỉ là một hành động, mà là một chuỗi hành động kết thành một hành trình khám phá bạn bè (ở đây là khách hàng) và chính mình (nội lực và tham vọng của thương hiệu). Một chấm nhỏ khởi đầu và cùng nhiều chấm nhỏ khác nối dài con đường kết nối từ A đến B, từ khó khăn đến giải pháp, từ sản phẩm đến người tiêu dùng, từ chưa hiểu đến thấu hiểu. Và đó là cái đẹp mà tôi nhìn thấy trong tình yêu với content của mình.

Content là vị Vua đời thứ mười mấy?
Đã có lúc (và cả rất lâu sau đó) mọi người đều nói: Content Là Vua! Riêng tôi, cho đến thời điểm này tôi vẫn nghĩ “Content không là Vua, chẵng lẽ lại là Hoàng Hậu!” (Thực ra, thời này Vua không nghe lời Hoàng Hậu là bị ăn đòn như chơi đấy chứ!). Chỉ có điều, hãy thực tế và nhìn nhận ông Vua này theo một cách thông minh nhất có thể. Không như ông Vua thời phong kiến đâu nhé! Vua giờ đây phải vi hành, theo sát (sát đến mức không thể sát hơn) với đời sống người dân, chứ Vua ngồi trên cao hưởng cao lương mỹ vị  và mong chờ được ca tụng thì chằng có tí “giá trị” gì. Vua Content của tôi là thế đấy!

Nhìn lại những thương hiệu mà tôi may mắn được làm việc cùng từ Coca-Cola, Kotex, Smirnoff, Dove, Pond’s, Nestlé... Tất cả những thương hiệu này đều có những bước tiến rất dài trên con đường sáng tạo content. Trong một thế giới mà người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn, thị trường ngày một cạnh tranh hơn, áp lực chi phí cao hơn, người tiêu dùng càng ngày càng ít trung thành hơn. Thì những thương hiệu này đã biết cách dùng content marketing không chỉ để chuyển tải một ý tưởng, một câu chuyện mà đó còn là cách để họ xây dựng lòng trung thành, giảm chi phí và kéo dài hiệu quả quảng cáo.

Theo một cách đầy tham vọng, tôi cho phép mình định nghĩa Content là tất cả những gì mà giác quan của con người cảm nhận được. Cách nhìn rộng này cho phép tôi thoả sức tung bay trong ý tưởng và cách làm. Một chuyên gia hàng đầu trong ngành quảng cáo Digital đã hỏi tôi rằng: “Định nghĩa thế thì content marketing có khác gì là quảng cáo đâu?”. Đó cũng là một cách so sánh thú vị nếu bạn biết cách làm content để quảng cáo.

Vậy đó! Với tôi Content Marketing là một hành trình mà ở đó, bạn tìm thấy được ý nghĩa và mục đích thực sự của mỗi nội dung, thông điệp, câu chuyện, con chữ, hình ảnh, hình thức mà bạn tạo ra. Và trên hết, tất cả giúp chuyển tải một niềm tin rằng, người đọc nó sẽ tìm thấy giá trị “sinh ra giá trị” cho chính họ!

By Hoang Quan, 2014
Senior Content Manager

OgilvyOne Worldwide Vietnam

5 CÂU HỎI CẦN CÓ KHI SÁNG TẠO CONTENT

Một người làm content bình thường khác với một người làm content thấu hiểu về content marketing ở điểm nào? Đó chính là cách bạn định vị mục tiêu của từng mẩu content được tạo ra. Mà trong đó không thể thiếu quá trình cân đong đo đếm các nguyên liệu, gia vi và tìm hiểu thực khách. Hãy thử trả lời 5 câu hỏi sau đây trước khi sáng tạo bất kỳ một mẩu content nào đó.

1. Ai đọc content của bạn?
Theo các mô hình bài viết truyền thống, thường sẽ có 2 dạng người đọc. Một là người đọc nhìn chung, hai là người trả tiền để bạn viết (paid content). Điều này không khó hiểu đối với tư duy của người đầu tư là cần thấy sản phẩm hoặc thông tin về sản phẩm được nhắc nhở tối đa trên mặt bài viết. Tuy nhiên, ở góc nhìn của người đọc nhìn chung, họ không quan tâm đến việc bạn đã bỏ bao nhiêu tiền để có bài viết này. Họ chỉ quan tâm đến họ, là người bỏ thời gian để đọc content của bạn, sẽ được lợi ích gì mà thôi. Vì vậy, hãy chọn đối tượng độc giả của bạn. Chỉ một và một.
Thực tế, trong nhiều năm làm việc với khách hàng từ quốc tế đến Việt Nam. Số khách hàng chấp nhận lý tưởng này là 0%. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy xu hướng này ngày càng tăng lên. Tại sao bạn có thể làm một blind test để tìm hiểu suy nghĩ thực sự của người tiêu dùng về sản phẩm, thì sao lại không thể làm zero-branded content để phục vụ cho mối quan tâm của người đọc?

2. Người đọc được lợi ích gì từ nội dung của bạn?
Tiếp nối câu hỏi 1 ở trên, khi đã xác định được đối tượng người đọc, bạn hãy xem họ là bạn (friend) và nghĩ xem thông tin nào mà người ấy sẽ cần. Hãy theo đuổi những nguyên tắc rất đơn giản sau đây:
- Đói cần ăn
- Buồn ngủ cần ngủ
- Bệnh cần thuốc
- Xấu cần đẹp
- Thiếu tự tin cần tự tin
- Yếu cần khoẻ
...
Khi đã thành thạo trong bước này, bạn sẽ thấy việc tìm ra điểm níu chân người đọc (the hook) dễ dàng thế nào!
3. Bạn có bao nhiêu phần trăm thông tin sản phẩm?
Câu hỏi này đặt ra ở đây là để nhắc nhở bạn rằng. Chúng ta không tạo ra content để bán hàng, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là, làm thế nào để người đọc muốn mua hàng hoặc nhớ đến thương hiệu (có liên quan đến nội dung) sau một quá trình gắn bó với content của bạn.
Đây không hẳn là thử thách khó cho người viết nhưng bạn cần thời gian để chuyển đổi. Nếu có thể, hãy học cách viết PR cho các nhãn hàng bị cấm quảng cáo ở Việt Nam. Nên nhớ, Việt Nam là một trong những thị trường khó khăn và nghiêm ngặt nhất trên thế giới, thế nhưng các nhãn hàng vẫn có thể lồng ghép thông tin sản phẩm vào được thì chắc chắn bạn có thể làm được!

4. Tính độc đáo?
Ngày nay, việc sao chép các nội dung có sẵn trên internet là việc làm quá hiển nhiên. Tuy nhiên, người làm content cần lưu ý. Tính độc đáo là tiêu chuẩn quan trọng nhất của bất kỳ mẩu content nào. Nếu thông tin của bạn là độc nhất, mới nhất, bạn có thể bỏ qua câu hỏi này. Nhưng nếu không, hãy chấp nhận sự giống nhau về mặt thông tin, nhưng câu chữ và cách thể hiện nên là của bạn. (tốt nhất là theo cách chỉ có bạn có). Điều đó đòi hỏi bạn phải sáng tạo trong cách kể chuyện và truyền tải thông tin! Đối với người đọc Việt Nam nhìn chung, phong cách dễ lôi cuốn nhất chính là: (1) chuyên gia chia sẻ, (2) sự thật bất ngờ, (3) hài hước hoặc gây tò mò!
Gợi ý: Hãy tìm đọc câu chuyện về Bác Ba Phi, một trong những người kể chuyện hay nhất trong lịch sử Content Marketing Việt Nam ( theo chủ quan của tôi)

5. Bước tiếp theo là gì?
Người làm content giỏi là người có chiến lược tốt trong cả việc sử dụng lẫn tái sử dụng tài nguyên content (content resoure). Khi viết bài hiện tại, bạn đã phải có sẵn trong đầu outline của những bài viết kế tiếp. Content Marketing không dừng lại ở một mẩu content, mà là một quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng/người đọc qua content. Vậy nên nếu bạn không biết bước tiếp theo phải làm gì, thì hãy khoan phát triển chi tiết hơn bất kỳ content nào!

Chia sẻ bởi Hoàng Quân
Senior Content Manager | OgilvyOne Vietnam
Tháng 3/2015

Copywriting Tips: Bí Quyết Gây Sự Chú Ý

Tuần qua, mình nhận được một câu hỏi của một bạn trong lớp Content Marketing - Học viện Thương hiệu và Truyền thông SAGE về vấn đề copywriting. Tuy nội dung câu hỏi hơi đi xa so với outline của giáo án vì câu hỏi này thiên về việc học cách viết lách, nhưng “cuộc sống là để chia sẻ”... Mình rất vui được chia sẻ những quan điểm của mình cùng mọi người!

Câu hỏi: “Làm cách nào để gây được sự chú ý?”

Câu hỏi chỉ có 9 từ! Quả là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản tí nào. Thực tế, tuỳ theo từng đối tượng, dạng bài viết (social, bài PR, Editorials, Pictorial...) mà chúng ta chọn cách viết cho thích hợp.

Mình có một số tips chia sẻ cùng mọi người. Nên nhớ trong bài 1, mình đã chia sẻ công thức rồi (khuyến nghị mọi người nên ghi nhớ những ghi chú này nhé). Những tips này cũng sẽ không nằm ngoài những yêu cầu đó.
Tips 1: Các phương thức tiếp cận
1. Thấu hiểu vấn đề: để giải quyết vấn đề cấp bách, khó chịu của người dùng, Ví dụ như: Gàu khiến bạn mất tự tin? / Mái tóc xơ rối thế này làm sao gặp chàng được đây? / Ánh năng gay gắt khiến làn da thâm sạm?...


2. Các nguyên tắc, nguyên lý: Cách dễ nhất để khiến người dùng hiểu họ phải làm gì để đạt được hiệu quả/mục tiêu. Ví dụ như: Chỉ 3 bước mỗi ngày cho làn da trắng hồng rạng rỡ... / Chỉ 5 phút để trở thành huyền thoại... 


3. Sự thật độc đáo: Khẳng định những USP của sản phẩm. Ví dụ như: Lần đầu tiên tại Việt Nam... / Bộ sưu tập lớn nhất Việt Nam.../ Cơ hội duy nhất sở hữu... / Dòng sản phẩm đẳng cấp cho doanh nhân! /


4. Những tính chất thú vị nhất, hấp dẫn nhất của sản phẩm: Ví dụ như Giải thưởng 200 triệu đồng.../ Cơ hội chiến thắng iPad... / 20 vé mời VIP cho sự kiện...


5. Bật mí bí mật: Copy dạng này sẽ gây tò mò nơi người đọc. Ví dụ như: Bí mật vẻ đẹp không tì vết... / Bí mật thành công của teen boy... / Bí mật con gái tuổi 18... / Vì sao con trai lại thích con gái...


6. Các cách thức: Rất phù hợp với những copy có nội dung hướng dẫn sử dụng: Cách dưỡng trắng tại nhà / Làm thế nào để bán nhà trong 5 phút...


7. Lời hứa: Vừa có tác dụng giới thiệu tính năng sản phẩm, vừa mang lại hy vọng cho người đọc. Ví dụ như: Trắng Da Chỉ Trong 7 Ngày / Tình yêu từ cái chạm đầu tiên, đó là lời hứa của Pond’s / Trở thành chuyên gia SEO chỉ trong 3 giờ../ 1000 người đã kiểm chứng hiệu quả của Dove, bạn có muốn trải nghiệm?... Lưu ý: Bạn có thể cường điệu hoá lên 1 chút, nhưng đừng hứa hẹn quá với khả năng thực tế của sản phẩm.


Tips 2: Cân nhắc độ dài của copy.
Chúng ta đều biết người dùng ngày nay có rất nhiều lựa chọn đối với content. Vì thế đừng viết dài. Hãy tập trung vào chủ đề chính và xoay quanh nó. Đừng nên khai thác quá 3 khía cạnh của một vấn đề.


Đối với headline, càng súc tích càng tốt. Có một cách viết phổ biến và nó vẫn hiệu quả cho đến ngày nay. Đó chính là vận dụng âm vần trong tiếng Việt, cách viết đối xứng hoặc cân bằng giữa âm trắc và âm bằng. Chỉ có 1 cách để biết copy của bạn viết đã ổn hay chưa đó chính là ĐỌC TO NÓ LÊN. Tới khi nào bạn thấy suôn miệng, nghĩa là người khác cũng có thể sẽ thấy suôn miệng! Good luck...


Tips 3: Đừng quên đặt câu hỏi
Cách sử dụng các câu hỏi trong viết copy không chỉ giúp người đọc hiểu được nội dung sắp tới họ đang đọc là gì mà còn khơi gợi được sự ham muốn tìm hiểu của người đọc. Hãy thử xem bạn có thể làm gì với các trợ từ như: Làm thế nào, Cái gì, Tại sao, Ở đâu, Khi nào, Là ai.


Tips 4: Cân nhắc về giọng văn
Copywriter cũng như một diễn viên. Bạn có thể đóng vai nhiều người, từ nhân viên, doanh nhân, sinh viên, teenagers, phụ nữ mang thai, trẻ con... Vậy nên hãy linh hoạt và đặt mình vào ngôn ngữ của người đọc để có giọng văn phù hợp nhất. Cách rèn luyện thích hợp nhất chính là đọc nhiều loại sách báo, tài liệu của nhiều đối tượng để ghi nhớ giọng văn của họ.


Trả lời vội nên chỉ có bây nhiêu tips. Hy vọng sẽ tiếp tục chia sẻ trong những notes sắp đến!

By Hoang Quan, 2014
Senior Content Manager

OgilvyOne Worldwide Vietnam

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Tại sao Israel lại được gọi là quốc gia khởi nghiệp?

Nhiều người gọi đây là 1 điều kỳ diệu. Những người khác thì coi đây là một sự khó hiểu. Nhưng số lượng các startup công nghệ từ Israel là rất đáng kinh ngạc.
    Tại sao Israel lại được gọi là quốc gia khởi nghiệp?
    Một quốc gia nhỏ chỉ có khoảng 7,6 triệu người nhưng có đến 4.800 startup và thu hút số lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên mỗi đầu người nhiều nhất thế giới. Được gọi là Quốc gia khởi nghiệp, Israel vượt qua cả Mỹ về số vốn đầu tư mạo hiểm mỗi người, với 170 USD, so với 70 USD của Mỹ. Đây là một con số không tồi chút nào cho 1 quốc gia mới thành lập 65 năm trước.

    Có thể kể đến một vài startup nổi tiếng từ Insrael như Waze - công ty bản đồ vừa được Google mua lại, iOnRoad - ứng dụng di động cảnh báo tài xế khi họ đến quá gần chiếc xe khác ở trước mặt, hay Conduit - thanh toolbar cộng đồng được toàn thế giới chú ý.

    Israel cũng là nơi sản sinh ra những công ty sáng tạo và đổi mới nổi tiếng như Teva - công ty sản xuất thuốc với giá trị thị trường là 43 tỷ USD và Check Point - công ty công nghệ phần mềm có trị giá 11 tỷ USD.

    Vậy điều gì khiến Israel trở thành cái nôi "nuôi dưỡng" sự sáng tạo, đổi mới và phong trào khởi nghiệp như vậy? Uriel Peled - đồng sáng lập của startup chuyên tạo các mã QR Visualead của Israel - đã cho chúng ta biết lý do.

    Quân đội

    Ở Israel, hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước khi vào đại học. Trong quân đội, rất nhiều người trở thành chuyên gia về công nghệ, bởi công nghệ là một yếu tố chủ chốt trong việc giao tiếp và hoạt động ở đây. Môi trường và văn hóa trong quân đội của Israel cũng rất khuyến khích khởi nghiệp và sự lãnh đạo. Sau khi rời quân đội, rất nhiều các người lính trẻ nhận ra rằng họ muốn tạo nên 1 công ty có thể giải quyết các vấn đề trên thế giới qua giải pháp công nghệ. Họ chỉ cần chọn vấn đề nào họ muốn giải quyết.

    Trường đại học

    Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, Israel còn có những trường đại học xuất sắc nhất thế giới về công nghệ, như Technion tại haifa. Những trường đại học ở đây như là một sân chơi cho các nhà khởi nghiệp để gặp gỡ những người có cùng chung sở thích và có thể khởi nghiệp cùng nhau sau này.

    Tài nguyên từ chính phủ

    Chính phủ Israel rất khuyến khích các nhà khởi nghiệp trẻ mạo hiểm thành lập công ty bằng cách hỗ trợ vốn cho họ. Chính phủ nước này cũng giúp họ trong cả việc giới thiệu các startup đến với nhà đầu tư, tạo nên những quan hệ đối tác và những chương trình hỗ trợ cho các công ty mới.

    Người hướng dẫn

    Thế hệ khởi nghiệp đầu tiên của Israel giờ đây đang trong giai đoạn "nghỉ hưu", và họ là nguồn hỗ trợ cả về tài chính và kiến thức cho thế hệ tiếp theo. Họ cũng đóng vai trò là những nhà đầu tư cho các startup mới, cũng như tư vấn cho các startup về cách phát triển mô hình kinh doanh và xâm chiếm thị trường.

    Tuy vậy, 1 trong những điểm mạnh và cũng là điểm yếu của các startup Israel là họ thường phát triển công ty với một kế hoạch rời khỏi thị trường sau khi tạo được đột phá, chứ không bao giờ phát triển công ty thành 1 tập đoàn lớn. Mọi người Israel đều muốn trở thành ông chủ. Tuy vậy, để giúp kinh tế phát triển thì các nhân viên là rất cần thiết.

    Theo Dương Hạnh
    TechinAsia/Vcamp

    7 xu hướng marketing online năm 2015

    Các doanh nghiệp sẽ chú trọng vào nội dung di động, tăng hiện diện trên truyền thông xã hội, đẩy mạnh email marketing và quảng cáo kiểu tự nhiên.
    1. Tối ưu hóa thiết bị di động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
    Smartphone-2408-1420220863.jpg
    Nội dung di động sẽ là chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp năm nay. Ảnh: Stratosphere
    Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên di động đã trở thành ưu tiên của các doanh nghiệp trong năm 2014. Tuy nhiên, 2015 sẽ là năm chiến lược di động không dừng lại ở việc có ứng dụng trên điện thoại cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tập trung tối ưu hóa nội dung trên đó và tăng cường marketing trên truyền thông xã hội.
    Google luôn nhấn mạnh vai trò của giao diện di động thân thiện với người dùng. Họ khẳng định khả năng sử dụng điện thoại di động "có liên quan đến kết quả tìm kiếm tối ưu". Điều này được thể hiện rõ qua sự ra mắt gần đây của Mobile Usability - một tính năng mới trong Google Webmaster Tools. Công cụ này sẽ cho biết các vấn đề về khả năng sử dụng điện thoại di động của người dùng khi vào trang web của bạn. Từ đó bạn sẽ tìm ra giải pháp và khắc phục chúng nhằm cải thiện trải nghiệm di động của người dùng khi vào website của bạn.
    Theo Forbes dự đoán, nửa cuối năm 2015, nhiều doanh nghiệp sẽ bắt đầu tích hợp điện thoại vào mọi lĩnh vực của marketing kỹ thuật số, như giao diện dễ sử dụng, quảng cáo di động và nội dung riêng cho người dùng điện thoại. Họ cũng sẽ bắt đầu nhận ra sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược truyền thông xã hội qua di động, để nghiên cứu cách người dùng tương tác với mạng xã hội thông qua điện thoại.
    2. Chi phí quảng cáo trên truyền thông xã hội tăng sẽ đáng kể
    Đầu năm 2014, Facebook công bố doanh thu được từ quảng cáo tăng 10% so với quý trước đó. Khi Facebook hạn chế lượng tiếp cận bài viết trên các fanpage, và giới hạn loại nội dung hiển thị trên bảng tin của người dùng, quảng cáo trả tiền sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì lưu lượng truy cập và doanh thu từ các kênh truyền thông xã hội.
    Các doanh nghiệp đã thấy kết quả tích cực từ việc đầu tư của họ vào truyền thông xã hội, như tăng lượng tiếp cận và lưu lượng truy cập. Họ cũng nhận thấy quảng cáo trả tiền đóng góp khá lớn vào kết quả này. Với tùy chọn quảng cáo mới của Twitter (vẫn đang thử nghiệm), việc thanh toán sẽ được kích hoạt bằng các hành động như click chuột trong trang web, tải ứng dụng và email opt-in (một hình thức email marketing hợp pháp có sự đồng ý của người nhận). Điều này có nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ dàng hơn khi đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo theo từng mục tiêu cụ thể.
    3. Tiếp thị nội dung (content marketing) ngày càng phổ biến
    Theo Báo cáo Tiêu chuẩn Tiếp thị nội dung B2B của MarketingProfs, 92% công ty cho biết họ đã sử dụng hình thức này năm ngoái, và 42% nhận định chiến lược này có hiệu quả (tăng so với 36% năm 2013).
    Khi doanh nghiệp nhìn thấy những lợi ích của tiếp thị nội dung, chi phí dự tính cho công cụ tìm kiếm như PPC, SEO và truyền thông xã hội sẽ được phân bổ lại cho hình thức này. Các doanh nghiệp cũng đang ngày càng sẵn sàng đầu tư vào nội dung di động, bao gồm tạo ra nội dung ở dạng ngắn gọn để người sử dụng dễ dàng đọc được trên điện thoại, tìm hiểu thói quen sử dụng di động của người dùng và chú trọng hơn vào video và nội dung trực quan.
    4. Marketing qua email sẽ được quan tâm
    Khi các mạng xã hội ngày càng hạn chế độ tiếp cận của người dùng với doanh nghiệp, còn các công cụ tìm kiếm ngày càng gây khó khăn với các công ty bằng việc tăng độ phức tạp của thuật toán xếp hạng, các doanh nghiệp sẽ quay lại với loại hình marketing mà họ có thể kiểm soát hoàn toàn - đó là email. Khi đó, ranh giới giữa email marketing và tiếp thị nội dung sẽ ngày càng được xóa mờ.
    Khi các thương hiệu nhận ra giá trị của tiếp thị nội dung, họ sẽ tìm cách sắp xếp hợp lý lại nội dung email để tránh trùng lặp. Một phương pháp là tái sử dụng nội dung có sẵn thành file PDF có thể tải về được.
    Trong năm 2015, các thương hiệu sẽ bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khi nói đến email marketing. Báo cáo năm 2014 của HubSpot cho thấy tần suất khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ qua email quảng cáo đã suy giảm đáng kể (35% nói "không bao giờ" trong năm 2014 so với 25% trong năm 2011). Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng các chiến lược sáng tạo, trên nền tảng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thay vì chỉ cố gắng bán hàng nhanh chóng.
    5. Ranh giới giữa Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Tiếp thị nội dung (content marketing) và truyền thông xã hội (social media) sẽ mờ nhạt hơn
    Nhiều người cho rằng Content marketing là một hình thức "SEO mới". Cách mô tả này cũng có phần chính xác. SEO và content marketing sẽ tiếp tục tồn tại riêng biệt, nhưng gắn bó và dựa vào nhau để thành công. Có thể hiểu rằng, content marketing hiện nay ảnh hưởng lớn đến khả năng hiển thị tìm kiếm. Các doanh nghiệp không đầu tư tốt vào nội dung sẽ nhận ra rằng các chiến dịch SEO của mình cũng không hiệu quả.
    SEO được coi là một nhánh của online marketing, có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như tạo chỉ mục, tìm kiếm từ khóa.... Mặt khác, truyền thông xã hội sẽ giúp khuếch đại hiệu quả của chiến lược nội dung. Vì nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư nội dung, mà thiếu quan tâm đến việc quảng bá và phân phối nội dung ấy.
    6. Xây dựng thương hiệu có khả năng tương tác với người dùng theo kiểu con người
    Khi truyền thông xã hội ngày càng phổ biến, các doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng khách hàng của họ sử dụng các kênh này để tương tác với những cá nhân khác, chứ không phải với các nhãn hiệu và những thông điệp quảng cáo mà họ nhìn thấy. Vì vậy, bất kì thương hiệu nào có khả năng kết nối với người dùng ở cấp độ con người sẽ có sự trung thành của khách hàng cao hơn hơn, tăng trưởng người dùng nhanh hơn, và khách hàng hài lòng hơn.
    Chiến lược này sẽ là nhân tố tạo nên thành công cho các công ty. Các thương hiệu gắn bó và phát triển mối quan hệ với người theo dõi, người đăng ký nhận tin qua email sẽ sớm nhìn thấy những lợi ích to lớn và cải thiện được lợi nhuận.
    7. Các công ty sẽ tìm được cách thức mới để làm quảng cáo tự nhiên và phù hợp hơn
    Khi tỷ lệ click chuột vào quảng cáo của khách hàng đều đặn giảm trong vài năm qua, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận ra quảng cáo bằng banner thực sự không hiệu quả trong việc tăng doanh thu. Dù khả năng khách hàng nhìn thấy quảng cáo cao vẫn là một lợi ích của loại hình này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm tới kết quả sẽ ít có khuynh hướng đầu tư vào các kênh khó tính toán tỷ lệ hoàn vốn (ROI).
    Với mức độ phổ biến ngày càng tăng của quảng cáo tự nhiên (native ad), các công ty và hãng xuất bản nội dung sẽ liên tục tìm kiếm những cách thức mới để lồng quảng cáo vào một nội dung bình thường. Năm 2015 sẽ chứng kiến sự hợp tác giữa các hãng xuất bản và các thương hiệu. Theo đó, nội dung được quảng cáo sẽ được hiển cùng nội dung chính. Bản chất chúng không phải quảng cáo, nhưng sẽ được bổ sung những nội dung có liên quan và có sức mời gọi hơn.
    Ngọc Anh

    Marketing điện tử tiếp tục lên ngôi trong năm 2015

    Khoảng 3 năm trở lại đây, marketing điện tử (digital marketing) ngày càng phổ biến và quan trọng đối với doanh nghiệp và những người tự kinh doanh. 2014 đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của một số công cụ và giải pháp marketing điện tử lớn như Facebook, Google, SEO, Mobile Marketing… Điển hình như Facebook Ads đã đạt mức tăng trưởng nhanh về doanh thu cũng như số người tham gia mua quảng cáo.
    Marketing điện tử giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người tự kinh doanh, yếu thế hơn, mới hơn vẫn có cơ hội vươn lên dẫn đầu thị trường hoặc có doanh thu tốt, khả năng tiếp cận khách hàng dễ hơn.
    MKT-9288-1422773187.jpg
    Marketing điện tử (e-marketing) giúp cho các chiến dịch bán hàng của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
    Lấy một bài toán đơn giản làm ví dụ: Thương hiệu thời trang lớn XYZ có 100 cửa hàng trên toàn quốc, mỗi ngày trung bình một cửa hàng bán được 10 sản phẩm thì tổng cộng thương hiệu đó bán được 1.000 sản phẩm. Trong khi đó, một cá nhân hoặc một đơn vị nhỏ cũng có thể bán lẻ trực tuyến được 1.000 sản phẩm với sự trợ giúp của quảng cáo trên mạng, thanh toán trực tuyến, giao hàng, dịch vụ thu tiền hộ, thậm chí có cơ hội tiếp cận cả thị trường quốc tế ngay tại nhà kho của mình.
    Nói như vậy không phải là marketing truyền thống không có hiệu quả, song sự hiệu quả phụ thuộc vào loại hình sản phẩm và dịch vụ muốn quảng cáo và mục tiêu của chiến dịch quảng cáo đó. Tuy nhiên, có thể dễ dàng chứng minh rằng marketing đã thay đổi kể từ khi xuất hiện các công cụ marketing điện tử, và sức mạnh, vai trò của marketing điện tử liên tục gia tăng so với các loại hình mang tính truyền thống.
    Người làm trong mảng marketing truyền thống có một câu nói kinh điển: “Tôi luôn biết một nửa ngân sách quảng cáo của tôi không hiệu quả, nhưng không biết là nửa nào”. Nhưng với marketing điện tử, hiệu quả của từng chiến dịch dễ dàng đo lường qua các thông số kỹ thuật như giá mỗi nhấp chuột (CPC), giá mỗi 1000 lần hiển thị (CPM), tỷ lệ nhấp vào quảng cáo (CTR), tỷ lệ chuyển đổi thành các mục tiêu marketing (CR), giá trị của một đơn hàng, số lượng truy cập, thời gian truy cập, thiết bị truy cập, hành vi truy cập… để từ đó điều chỉnh chiến dịch quảng cáo và marketing hiệu quả hơn.
    Đặc biệt, yếu tố hiệu quả được nhấn mạnh bởi khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng thông qua rất nhiều công cụ trong cùng một thời điểm, từ bài báo quảng cáo, quảng cáo qua mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm, video, quảng cáo qua di động... hơn nữa là khả năng nhắm chọn khách hàng tiềm năng xem quảng cáo chính xác hơn, mang tính cá nhân hóa cao hơn so với phương thức truyền thống.
    Trước sự phục hồi tăng trưởng kinh tế trong năm 2015, phong trào "thanh niên khởi nghiệp" đang lan rộng, các dịch vụ Internet ngày càng phổ biến và thị trường bán lẻ trực tuyến bùng nổ..., marketing điện tử được dự báo sẽ tiếp tục lấn át các công cụ khác trong năm 2015. Đây là xu hướng phát triển khách quan và tất yếu, cũng giống như mô hình kinh doanh “sự chia sẻ” dựa trên sự ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị di động, thanh toán di động đã và đang bùng nổ trên thế giới và dần dần lan tỏa đến các thị trường mới nổi.
    Tuy vậy, vẫn hơi đáng tiếc khi nhiều công cụ marketing điện tử mạnh và phổ biến tại Việt Nam lại là công cụ của nước ngoài, vì thế một phần lớn chi phí marketing điện tử này cũng đang rơi vào túi các tập đoàn công nghệ lớn chứ không phải những công ty hay giải pháp của Việt Nam.
    Sự phát triển mạnh của các trang mạng xã hội, các trang tin tức cũng mới chỉ cung cấp hệ sinh thái quảng cáo hiển thị thông qua báo điện tử, chứ chưa có các giải pháp quảng cáo trực tuyến đột phá và cạnh tranh được với các công cụ lớn đang thành công tại Việt Nam.
    Nhưng cuối cùng, cũng đừng quên các hoạt động Offline Marketing. Khi bạn online toàn bộ, đừng quên các hoạt động như tổ chức các cuộc thi, các sự kiện dành cho khách hàng để gia tăng sự kết nối. Tất nhiên là để tổ chức được các sự kiện offline bạn vẫn cần đến các công cụ online.
    Dưới đây là 15 công cụ marketing điện tử mà doanh nghiệp và những người làm kinh doanh có thể tham khảo.
    1. Facebook Marketing (Profile, Fanpage, Ads)giúp làm thương hiệu, bán hàng, chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng, tìm kiếm đối tác.
    2. YouTube Marketing (Video, Ads): làm video giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp. Sử dụng dịch vụ quảng cáo hiển thị hoặc dịch vụ quảng cáo video của YouTube.
    3. Google for Business: cho phép khách hàng tìm kiếm trả tiền, hiển thị quảng cáo sản phẩm, chương trình marketing và cả một số giải pháp quảng cáo trên di động hoặc cho ứng dụng di động.
    4. Email Marketing: sử dụng email marketing cho hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng sau mua, email công việc và giao tiếp với khách hàng…
    5. Web Marketing: Tập trung vào các giải pháp công nghệ tối ưu cho việc hiển thị trên các thiết bị di động, tính năng mua hàng, thanh toán đơn giản thuận tiện; làm hình ảnh, video, nội dung, chat, hotline…
    6. SEM: Ngoài giải pháp tìm kiếm trả phí thì có giải pháp tối ưu công cụ tìm kiếm (tìm kiếm miễn phí) giúp cho những người bán hàng có cơ hội tiếp cận với khách hàng thông qua công cụ tìm kiếm Google tại Việt Nam.
    7. Mạng lưới quảng cáo hiển thị nội địa: Một số giải pháp của các mạng lưới quảng cáo hiển thị của Việt Nam dựa trên hệ sinh thái báo điện tử, trang tin tức phát triển khá mạnh và có độ phủ tiếp cận khách hàng lớn.
    8. Báo điện tử và PR: Sử dụng những bài báo quảng cáo, quan hệ công chúng để thu hút sự chú ý của khách hàng, chiếm được lòng tin và sự quan tâm của khách hàng…
    9. Trang mạng xã hội và diễn đàn nôi địa: Đây cũng là những công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
    10. Mobile Marketinggiúp xác nhận và thanh toán, SMS chăm sóc khách hàng, báo tin...
    11. Chat và OTT: Các dịch vụ chat và ứng dụng OTT có thể giúp người bán kết nối với khách hàng một cách thuận lợi và tiện dụng. Dùng để tư vấn bán hàng trực tuyến hoặc giữ kết nối với khách hàng sau bán.
    12. Content Marketing: Doanh nghiệp có thể sử dụng marketing nội dung số thông qua blog/website, các tài khoản mạng xã hội phổ biến để tiếp cận với khách hàng và khách hàng tiềm năng thông qua các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, hình ảnh, video, games...
    13. Affiliate Marketing: Marketing liên kết cho phép mọi người cùng tham gia bán hàng cho doanh nghiệp và hưởng hoa hồng bán hàng; hoặc doanh nghiệp có thể liên kết để chia sẻ khách hàng với đơn vị khác nhằm chia sẻ nguồn lực của nhau.
    14. Một số công cụ và phần mềm hỗ trợ quảng cáo và đo lường cho các công cụ khác: criteo (adchoice); itarget; GA…
    15. Truyền hình: Truyền hình cũng là một công cụ marketing điện tử mà vừa mang tính truyền thống vừa mang tính công nghệ. Truyền hình vẫn là một công cụ vô cùng hiệu quả đối với rất nhiều ngành hàng.
    Nguyễn Phan Anh

    Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

    19 Tỷ phú mới nổi năm 2015

    Nhà sáng lập Uber, Snapchat hay huyền thoại bóng rổ Michael Jordan là những cái tên đáng chú ý mới được đưa vào danh sách của Forbes năm nay.
    1. Travis Kalanick
    Quốc tịch: Mỹ
    Tài sản: 5,3 tỷ USD
    Nguồn tài sản: Uber
    Travis Kalanick là CEO kiêm đồng sáng lập Uber Technologies – công ty tạo ra ứng dụng chia sẻ taxi - Uber. Trong vòng huy động vốn gần nhất, Uber đã được rót thêm 4 tỷ USD và được định giá 41,2 tỷ USD. Uber đang hoạt động tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn đang gây nhiều tranh cãi và bị cấm tại một số nước, như Tây Ban Nha hay Ấn Độ.
     
    2. Elizabeth Holmes
    Quốc tịch: Mỹ
    Tài sản: 4,5 tỷ USD
    Nguồn tài sản: Theranos
    Elizabeth Holmes năm nay 31 tuổi. Cô bỏ Đại học Stanford năm 19 để lập công ty xét nghiệm máu - Theranos và được đánh giá có thể thay đổi công tác chăm sóc y tế cho hàng triệu người Mỹ. Holmes hiện là nữ tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ.
     
    3. Tatiana Casiraghi
    Quốc tịch: Mỹ
    Tài sản: 2,2 tỷ USD
    Nguồn tài sản: SABMiller
    Tatiana Casiraghi là cháu Julio Mario Santo Domingo - người sở hữu 15% cổ phần SABMiller. Sau khi Domingo qua đời, Tatiana và người anh - Julio Mario Santo Domingo III đều được thừa kế một phần sáu tài sản.
     
    4. Dan và Bubba Cathy
    Quốc tịch: Mỹ
    Tài sản: 3,2 tỷ USD mỗi người
    Nguồn tài sản: Chick-Fil-A
    Bubba Cathy là Phó chủ tịch cấp cao chuỗi đồ ăn nhanh Chick-fil-A. Còn anh trai của ông - Dan hiện là CEO công ty này. Chick-fil-A được thành lập bởi cha của hai ông - Truett Cathy và đạt doanh thu năm ngoái 5 tỷ USD.
     
    5. Kim Bum-Soo
    Quốc tịch: Hàn Quốc
    Tài sản: 2,9 tỷ USD
    Nguồn tài sản: KakaoTalk
    Kim Bum-Soo là Chủ tịch Tập đoàn Daum Kakao, công ty mẹ ứng dụng nhắn tin, gọi điện qua di động phổ biến tại Hàn Quốc - KakaoTalk. Tháng 10 năm ngoái, giá trị Daum Kakao từng lên gần 9,5 tỷ USD. Hiện tại, Kim Bum-Soo vẫn nắm gần 40% công ty này.
     
    6. Brian Chesky
    Quốc tịch: Mỹ
    Tài sản: 1,9 tỷ USD
    Nguồn tài sản: Airbnb
    Chesky là CEO kiêm đồng sáng lập dịch vụ chia sẻ phòng trọ - Airbnb. Tháng 4 năm ngoái, Airbnb từng được định giá 10 tỷ USD. Thành lập năm 2008, Airbnb hiện đã có hơn 30 triệu lượt khách sử dụng. Trong đó, chỉ riêng năm 2014 đã là 20 triệu lượt.
     
    7. Evan Spiegel và Bobby Murphy
    Quốc tịch: Mỹ
    Tài sản: 1,5 tỷ USD mỗi người
    Nguồn tài sản: Snapchat
    Evan Spiegel và Bobby Murphy là những tỷ phú trẻ nhất mới gia nhập danh sách năm nay. Họ là hai nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin bằng hình ảnh - Snapchat. Năm 2013, họ từng từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 3 tỷ USD từ ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg. Đây là động thái khá thông minh, do hiện Snapchat đã được định giá 19 tỷ USD.
     
    8. Markus "Notch" Persson
    Quốc tịch: Thụy Điển
    Tài sản: 1,3 tỷ USD
    Nguồn tài sản: Minecraft
    Ban đầu, Markus "Notch" Persson tạo ra trò chơi Minecraft chỉ để thư giãn trong thời gian làm việc cho King Entertainment - nổi tiếng với game Candy Crush. Khi trò chơi dần được ưa chuộng, Persson rời King và thành lập Mojang năm 2010 cùng người bạn là Jakob Porser. Tháng 10/2014, Microsoft đã mua lại Mojang với giá 2,5 tỷ USD.
     
    9. Yoshiyuki Sankai
    Quốc tịch: Nhật Bản
    Tài sản: 1,05 tỷ USD
    Nguồn tài sản: Cyberdyne
    Yoshiyuki Sankai là nhà sáng lập kiêm giám đốc hãng sản xuất robot - Cyberdyne. Ông gia nhập danh sách Forbes năm nay nhờ cổ phiếu công ty tăng gấp 5 từ tháng 3/2014. Sakai thành lập công ty năm 2004 sau nhiều năm nghiên cứu sản phẩm Robot Suit HAL – bộ quần áo robot giúp hỗ trợ tay chân của người đeo.
     
    19. Michael Jordan
    Quốc tịch: Mỹ
    Tài sản: 1 tỷ USD
    Huyền thoại bóng rổ người Mỹ - Michael Jordan là cái tên nổi bật của danh sách năm nay, với một tỷ USD, xếp thứ 1.741 trên thế giới. Phần lớn tài sản của anh đến từ khoản thanh toán của Nike cho thương hiệu Jordan.
     
    Hà Thu (theo Forbes
    )