Tuần qua, mình nhận được một câu hỏi của một bạn trong lớp Content Marketing - Học viện Thương hiệu và Truyền thông SAGE về vấn đề copywriting. Tuy nội dung câu hỏi hơi đi xa so với outline của giáo án vì câu hỏi này thiên về việc học cách viết lách, nhưng “cuộc sống là để chia sẻ”... Mình rất vui được chia sẻ những quan điểm của mình cùng mọi người!
Câu hỏi: “Làm cách nào để gây được sự chú ý?”
Câu hỏi chỉ có 9 từ! Quả là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không đơn giản tí nào. Thực tế, tuỳ theo từng đối tượng, dạng bài viết (social, bài PR, Editorials, Pictorial...) mà chúng ta chọn cách viết cho thích hợp.
Mình có một số tips chia sẻ cùng mọi người. Nên nhớ trong bài 1, mình đã chia sẻ công thức rồi (khuyến nghị mọi người nên ghi nhớ những ghi chú này nhé). Những tips này cũng sẽ không nằm ngoài những yêu cầu đó.
Tips 1: Các phương thức tiếp cận
1. Thấu hiểu vấn đề: để giải quyết vấn đề cấp bách, khó chịu của người dùng, Ví dụ như: Gàu khiến bạn mất tự tin? / Mái tóc xơ rối thế này làm sao gặp chàng được đây? / Ánh năng gay gắt khiến làn da thâm sạm?...
2. Các nguyên tắc, nguyên lý: Cách dễ nhất để khiến người dùng hiểu họ phải làm gì để đạt được hiệu quả/mục tiêu. Ví dụ như: Chỉ 3 bước mỗi ngày cho làn da trắng hồng rạng rỡ... / Chỉ 5 phút để trở thành huyền thoại...
3. Sự thật độc đáo: Khẳng định những USP của sản phẩm. Ví dụ như: Lần đầu tiên tại Việt Nam... / Bộ sưu tập lớn nhất Việt Nam.../ Cơ hội duy nhất sở hữu... / Dòng sản phẩm đẳng cấp cho doanh nhân! /
4. Những tính chất thú vị nhất, hấp dẫn nhất của sản phẩm: Ví dụ như Giải thưởng 200 triệu đồng.../ Cơ hội chiến thắng iPad... / 20 vé mời VIP cho sự kiện...
5. Bật mí bí mật: Copy dạng này sẽ gây tò mò nơi người đọc. Ví dụ như: Bí mật vẻ đẹp không tì vết... / Bí mật thành công của teen boy... / Bí mật con gái tuổi 18... / Vì sao con trai lại thích con gái...
6. Các cách thức: Rất phù hợp với những copy có nội dung hướng dẫn sử dụng: Cách dưỡng trắng tại nhà / Làm thế nào để bán nhà trong 5 phút...
7. Lời hứa: Vừa có tác dụng giới thiệu tính năng sản phẩm, vừa mang lại hy vọng cho người đọc. Ví dụ như: Trắng Da Chỉ Trong 7 Ngày / Tình yêu từ cái chạm đầu tiên, đó là lời hứa của Pond’s / Trở thành chuyên gia SEO chỉ trong 3 giờ../ 1000 người đã kiểm chứng hiệu quả của Dove, bạn có muốn trải nghiệm?... Lưu ý: Bạn có thể cường điệu hoá lên 1 chút, nhưng đừng hứa hẹn quá với khả năng thực tế của sản phẩm.
Tips 2: Cân nhắc độ dài của copy.
Chúng ta đều biết người dùng ngày nay có rất nhiều lựa chọn đối với content. Vì thế đừng viết dài. Hãy tập trung vào chủ đề chính và xoay quanh nó. Đừng nên khai thác quá 3 khía cạnh của một vấn đề.
Đối với headline, càng súc tích càng tốt. Có một cách viết phổ biến và nó vẫn hiệu quả cho đến ngày nay. Đó chính là vận dụng âm vần trong tiếng Việt, cách viết đối xứng hoặc cân bằng giữa âm trắc và âm bằng. Chỉ có 1 cách để biết copy của bạn viết đã ổn hay chưa đó chính là ĐỌC TO NÓ LÊN. Tới khi nào bạn thấy suôn miệng, nghĩa là người khác cũng có thể sẽ thấy suôn miệng! Good luck...
Tips 3: Đừng quên đặt câu hỏi
Cách sử dụng các câu hỏi trong viết copy không chỉ giúp người đọc hiểu được nội dung sắp tới họ đang đọc là gì mà còn khơi gợi được sự ham muốn tìm hiểu của người đọc. Hãy thử xem bạn có thể làm gì với các trợ từ như: Làm thế nào, Cái gì, Tại sao, Ở đâu, Khi nào, Là ai.
Tips 4: Cân nhắc về giọng văn
Copywriter cũng như một diễn viên. Bạn có thể đóng vai nhiều người, từ nhân viên, doanh nhân, sinh viên, teenagers, phụ nữ mang thai, trẻ con... Vậy nên hãy linh hoạt và đặt mình vào ngôn ngữ của người đọc để có giọng văn phù hợp nhất. Cách rèn luyện thích hợp nhất chính là đọc nhiều loại sách báo, tài liệu của nhiều đối tượng để ghi nhớ giọng văn của họ.
Trả lời vội nên chỉ có bây nhiêu tips. Hy vọng sẽ tiếp tục chia sẻ trong những notes sắp đến!
By Hoang Quan, 2014
Senior Content Manager
OgilvyOne Worldwide Vietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét