Tiết kiệm tiền bạc vốn là một việc khó ngay cả khi bạn phải là một người tiêu xài hoang phí. Dường như luôn có một ai đó, một nơi nào đó hay lý dó nào đó luôn khiến bạn không thể tiết kiệm được túi tiền của mình.
Tiết kiệm tiền bạc vốn là một việc khó ngay cả khi bạn phải là một người tiêu xài hoang phí.Dường như luôn có một ai đó, một nơi nào đó hay lý do nào đó luôn khiến bạn không thể tiết kiệm được túi tiền của mình. Mặc dù ai cũng hiểu một điều rõ ràng rằng có một chút tiền tiết kiệm sẽ rất hữu ích trong những ngày khó khăn có thể xảy ra trong tương lai như mất việc hay tình huống khẩn cấp ngoài dự tính.
Dưới đây là 6 sai lầm kinh điển về tiền bạc mà thậm chí bạn không biết mình đang mắc phải:
Tiết kiệm những gì còn sót lại
Tưởng tượng hôm nay là thứ 6 và bạn vừa được nhận lương. Bạn chỉ định đi đến một cửa hàng tạp hóa chỉ định mua vài thứ đồ cho gia đinh và rồi nhưng tình cờ bạn thấy một đôi giày mới cho con bạn trong lớp học karate. Và sau khi chi tiêu những thứ bạn cần, bạn sẽ tiết kiệm phần còn lại. Dù tin hay không thì việc tiết kiệm những gì còn lại thực sự là một sai lầm lớn. Nó có thể ru ngủ cảm giác sai lầm của bạn về sự an toàn và khiến bạn tin rằng mình phải chi tiêu nhiều hơn thực sự.
Thay vào đó, hãy chi cho chính bản thân bạn đầu tiên. Một điều quan trọng là xác định ra tỷ lệ phần trăm dành cho tài khoản tiết kiệm ngay khi nhận được lương. Tiếp theo hãy dành tiền hợp lý theo thứ tự ưu tiên mà bạn có thể chi tiêu trong phần còn lại.
Liên kết tài khoản chi tiêu và tài khoản tiết kiệm
Điều này có vẻ như một ý tưởng thông minh như vậy bởi có thể dễ dàng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm của bạn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vô tình tiêu quá hạn mức và ngân hàng sẽ trừ vào tài khoản tiết kiệm của bạn? Hoặc việc dễ dàng hơn để lấy rút tiền mặt từ tiền tiết kiệm. Điều này xảy ra thường xuyên hơn chúng ta vẫn nghĩ.
Thay vào đó, giữ cho tài khoản tiết kiệm của bạn hoàn toàn tách biệt với việc thanh toán của bạn.
Đặt toàn bộ tiền tiết kiệm vào một chỗ
Khi đặt tất cả tiền tiết kiệm vào một tài khoản, có một điều thú vị khi bạn quan sát nó tăng trưởng. Tuy nhiên trong thực tế, việc đưa tất cả tiền tiết kiệm của bạn trong một tài khoản dễ mang lại cho bạn suy nghĩ bạn có sẵn nhiều tiền để mua thêm nhiều thứ hơn là thực sự cần.
Thay vào đó, hãy nghĩ tới những phương thức tiết kiệm khác nhau, chia thành các tài khoản riêng biệt cho quỹ khẩn cấp, khoản chiết khấu khi mua nhà hay xe mới, tiết kiệm du lịch, tiết kiệm cho những thiết bị mới. Bằng cách này, bạn có thể ưu tiên đâu là nơi bạn sẽ chi tiền và quan sát mỗi tài khoản tăng trưởng một cách riêng biệt. Điều đó không có nghĩa là bạn nên tạo nên 40 tài khoản khác nhau cho những thứ khác nhau. Cụ thể hóa không có nghĩa là tạo ra quá nhiều tài khoản linh tinh khiến bạn đau đầu quản lý.
Chỉ tiết kiệm tiền trên trời rơi xuống
Nếu bạn chỉ tiết kiệm những khoản tiền lớn may mắn nhận được, sau đó bạn có thể không còn gặp phải vấn đề với tất cả những khoản vay. Tuy nhiên vận may không phải lúc nào cũng đến, điều quan trọng không kém là tiết kiệm hàng ngày.
Khi bạn nhận được một số tiền lớn, hãy điều chỉnh nó như khoản lương của bạn. ngân sách đó trong bạn sẽ giống như tiền lương của bạn. Tiết kiệm được một tỷ lệ phần trăm và sử dụng phần còn lại để trả nợ, hóa đơn hoặc các chi phí khác.
Tiết kiệm tiền mặt càng nhiều tiền càng tốt
Bạn có cảm giác quan trọng là phải có càng nhiều tiền mặt càng tốt? Bạn không phải người duy nhất. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu bạn chỉ tiết kiệm tiền mặt, bạn sẽ không thể tận dụng lợi thế từ lãi suất gộp đến các hình thức như CD, trái phiếu, tài khoản tiết kiệm hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà bạn thích.
Thay vào đó, giữ một số tiền mặt đủ an toàn, nhưng đa dạng hóa thêm các hình thức tiết kiệm khác.
Không theo dõi những rò rỉ tiền bạc
Một khi bạn cảm thấy thoải mái với việc có bao nhiêu tiền mặt trong tay và cách chúng ra đi, chúng ta sẽ thường cảm thấy tốt hơn về việc chi tiêu. Đó có thể là cho lũ trẻ 20 USD để mua vé xem phim, mua vài đồ uống ở cửa hàng tiện lợi, ủng hộ quỹ từ thiện, đó là những điều tốt đẹp. Nhưng điều này không có nghĩa là nếu bạn đột nhiên không hiểu tiền đi đâu hết.
Hãy bắt đầu giữ một cuốn sổ nhỏ trong túi hoặc trong xe của bạn. Hoặc nếu bạn có một smartphone, hãy tạo ra một ghi chú và sử dụng. Hãy tập viết ra tất cả mọi thứ bạn chi tiêu, bao gồm cả những thứ nhỏ nhất như tiền phạt trả sách muộn tại thư viện, xăng xe di chuyển.Việc theo dõi sẽ chỉ ra đâu là nguồn chi quan trọng nhất của bạn và dành ngân sách cho nó cụ thể hơn.
Thảo Nguyên
Theo Infonet/Lifehack
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét