BÍ QUYẾT QUẢN TRỊ: GREAT BOSS - NGHỆ THUẬT TRỞ THÀNH SẾP TỐT
-tritri.org-
Hạng Võ là một tướng quân nổi tiếng oai hùng tham gia lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với đại ca Lưu Bang thời Hán Sở tranh hùng. Trên chiến trường, Ngài dũng mãnh phi thường, gan dạ và quả cảm hơn người. Tuy nhiên, Ngài cũng quá tàn bạo, quá hung ác, từng giết bao người vô tội nên bộ hạ Ngài lần lượt khăn gói ra. Cuối cùng, trong vòng vây của đối thủ, Ngài tự sát trong nỗi cô đơn, đói rét bên bờ sông Ô Giang. Trong cơ hấp hối Ngài than: “Trời không hại Ta mà Ta tự hại mình vì Ta không phải là Sếp tốt”.
Suy ngẫm về Sếp tốt. (ảnh: nguồn internet)
Doanh nghiệp cũng vậy, Sếp tốt phải xây dựng được bộ máy và bộ hạ để đồng hành với mình trong việc phát triển doanh nghiệp. Nói cho cùng, bộ máy và doanh nghiệp là sản phẩm do Sếp tuyển chọn và “nhào nặn” ra nên chất lượng của bộ máy cùng hoạt động của doanh nghiệp ít nhiều phản ảnh chất lượng của Sếp điều hành doanh nghiệp đó. Trở thành Sếp tốt - GREAT BOSS là con đường hữu hiệu để phát triển doanh nghiệp nhanh, vững bền. Thực hư thế nào?
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Mô hình để thành sếp tốt thế nào?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Theo LTC - Tri Tri group, để trở thành Sếp tốt cần phải có 4 năng lực sau: Nghe kỹ, Nghĩ sâu, Nhận trách nhiệm trước, Ra quyết định mau.
Mô hình để thành Sếp tốt. (ảnh: nguồn tritri.org)
1. Nghe kỹ
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Tại sao Sếp cần phải Nghe kỹ?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Sếp thuộc nhóm đối tượng lao động bằng trí óc. Công việc cốt lõi của Sếp là ra quyết định cho cấp dưới thực thi chứ không phải tự mình thực thi luôn. Muốn ra quyết định tốt thì trước hết phải Nghe kỹ để có thông tin đủ và đúng. Thông tin là nguyên liệu đầu vào cho mọi quá trình phân tích làm cơ sở ra quyết định, không chỉ với con người mà cả các hệ thống thông minh nhân tạo. Hãy tham khảo thêm bài viết: Hiệu quả kém, năng suất thấp tại Đầu hay tại Tay? (link)
Hậu quả của không Nghe kỹ. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Sếp nên Nghe kỹ cái gì?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Sếp cần Nghe kỹ nhiều thứ nhưng quan trọng nhất vẫn là nghe kỹ Vấn đề (problem) và Giải pháp (solution) giải quyết vấn đề mà cấp dưới đề xuất. Tuy nhiên, thật là đớn đau khi phần lớn các Sếp chỉ nghe cấp dưới mô tả vấn đề để rồi phán ra giải pháp chủ quan của mình cho cấp dưới thực thi. Trong trường hợp này, Sếp chưa dùng hiệu quả cái đầu của cấp dưới, mà còn làm thui chột cấp dưới tạo ra đội ngũ nhân viên lười tư duy và ỷ lại. Đây là nguyên nhân lớn làm cho năng suất/hiệu quả kém.
Suy ngẫm về Sếp tốt. (ảnh: nguồn internet)
- Trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhiều khi Sếp cũng là lính. Điều này thường dẫn đến chuyện Sếp sa đà vào những công việc sự vụ của lính mà quên đi công việc cốt lõi của mình. Hệ quả là doanh nghiệp được điều hành bởi một nhân viên kiêm Sếp, sẽ rất tai hại khi cần đóng vai Sếp thì lại tư duy và hành xử như nhân viên và ngược lại khi cần đóng vai nhân viên thì lại cư xử như Sếp. Nếu không thay đổi cách nghĩ, cách làm cùng thời gian thì nhiều doanh nghiệp không phát triển, thậm chí không thể tồn tại được.
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Hạng Vũ tiên sinh thực hiện việc Nghe kỹ như thế nào?
Nhà Tư vấn quản trị sáng tạo:
- Dường như một số trường hợp, ngài chỉ Nghe kỹ Ngu Cơ - phu nhân ngài - nói, chứ còn với bộ hạ và bộ máy thì Ngài chẳng đoái hoài. Sau đây là hình ảnh Hạng Vũ và Ngu Cơ do hai nghệ sĩ ưu tú Kim Tử Long và Thanh Thanh Tâm thủ vai trong vở tuồng Bá Vương Biệt Cơ.
Hạng Vũ và Ngu Cơ. (ảnh: nguồn internet)
2. Nghĩ sâu
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Tại sao Sếp cần phải Nghĩ sâu?
Nhà Tư vấn quản trị sáng tạo:
- Nghe chỉ mới là khâu tiếp nhận thông tin. Nghĩ mới là khâu xử lý thông tin thành kiến thức và tri thức để cho ra quyết định. Nghĩ sâu là điều không phải ai cũng làm được vì đây là công việc không dễ dàng cần có phương pháp và cần rèn luyện. Hãy tham khảo thêm bài viết: TAM NGHIỆM: Nghệ thuật vắt ra tri thức từ thông tin (link).
Suy ngẫm về Nghĩ sâu. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Vấn đề Nghĩ sâu trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo ra sao?
Nhà Tư vấn quản trị sáng tạo:
- Có những ý tưởng, giải pháp của cấp dưới vượt ra ngoài tầm trí tuệ và tầm nhìn của Sếp. Do đó, Sếp càng cần phảiNghĩ sâu trước những ý tưởng mới, đề xuất lạ khác với kinh nghiệm của Sếp nhiều khi đó là các giải pháp sáng tạo, nhưng luôn phải quán chiếu với mục tiêu để không hoang mang, sa đà. Hãy tham khảo thêm bài viết: Nghe bàn tán, vững vàng hay nghiêng ngả trước thị phi? (link).
Suy ngẫm về Nghĩ sâu. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Mức độ sâu trong Nghĩ sâu là cỡ nào?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Trí Tri đã phát hiện ra rằng: “Bản chất cuộc sống là luôn có vấn đề, Vấn đề nào cũng có giải pháp và Giải pháp nào rồi cũng sẽ có vấn đề”. Do đó, Sếp cần xử lý ở mức đủ sâu để hệ thống cải thiện năng suất/hiệu quả hơn thay vì chỉ giải quyết từng sự vụ rời rạc.
- Với tư duy sâu sắc thì sẽ luôn nhìn ra được các vấn đề sẽ phát sinh từ đó có thời gian chuẩn bị và chủ động giải pháp cho các vấn đề. Chẳng hạn, với lá đơn xin thôi việc sau đây sẽ có nhiều cấp độ Nghĩ sâu khác nhau khi giải quyết. Hãy tham khảo thêm bài viết: Con tạo xoay vần giữa Vấn đề và Giải pháp (link).
Suy ngẫm về Nghĩ sâu. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Hạng Vũ tiên sinh thực hiện việc Nghĩ sâu như thế nào?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Nói chung là không! Suốt hơn hai ngàn năm qua, các sử gia đều thừa nhận một điều là Ngài thuộc nhóm hữu dũng vô mưu. Ngài thường sử dụng sức mạnh cơ bắp nhiều hơn và nhanh hơn đầu óc dù Ngài cũng có nhiều thành tựu đáng kể và tiếc thay chính vì thấy có những thành tựu đó, cùng lòng nhiệt thành thái quá mà Ngài thường sử dụng sức của chính mình thay vì sức mạnh của bộ hạ và bộ máy nhân sự.
Thành công bởi sức mạnh của bản thân? (ảnh: nguồn internet)
- Dù cố vấn của Ngài là Phạm Tăng có khuyên can, phân tích nhưng cái tay và cái miệng hoạt động nhanh hơn bộ não nên Ngài thường sử dụng sức mạnh cứng (cơ bắp, đao, kiếm,...) thay vì sử dụng sức mạnh mềm (quan tâm, động viên, thuyết phục,...).
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Nhưng có cách nào để có thể rèn luyện năng lực Nghe kỹ và Nghĩ sâu vì bản thân tôi và tôi cho rằng nhiều doanh nhân, doanh chủ bộ lạc ta có nét giống Hạng Võ tiên sinh vậy đó!?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Nếu nhận thức ra thì cũng cần rèn luyện, điều này phụ thuộc vào cá nhân từng người. Còn nếu muốn có nhận thức sâu sắc hơn và ren luyện nhanh hơn, tốt hơn thì nền tìm hiểu và tham gia khóa huấn luyện gắn kết thực tiễn đặc biệt Nhà quản trị Thấu Tam Lý, Hiệu Năng Cao của Trí Tri group (link). Bản thân tôi cũng đã được mở mang nhận thức và khai phát chiều sâu tư duy rất nhiều sau khi trải qua khóa huấn luyện đặc biệt này!
3. Nhận trách nhiệm trước
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Cám ơn ông! Thế nhưng có lý do gì mà đã là Sếp lại cần phải Nhận trách nhiệm trước? Vì đã là Sếp thì làm sao … sai?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Hay lắm! Nhưng cuối câu lại là một kết luận dở! Phàm là người ai không có lúc sai? Người ta chỉ giảm thiểu sai lầm bằng cách rèn luyện mình và xây dựng phát triển hệ thống thực thi và tự kiểm soát tốt.
Suy ngẫm về Nhận trách nhiệm. (ảnh: nguồn internet)
- Nói cho cùng, Sếp là người nhận quyền lực, nhận nguồn lực và nhận cả lợi ích thì Sếp cũng phải nhận luôn trách nhiệm đối với quyết định của mình. Và nói sâu sắc nhất thì dù có từ chối thì trách nhiệm vẫn cứ về với Sếp, với doanh chủ vì với nhân viên chỉ cần 1 lá đơn thôi việc như trên là toàn bộ phần còn lại Sếp phải gánh hết.
- Dù biết như vậy, nhưng ít Sếp để ý, với tư cách người phàm, không ít Sếp luôn chỉ nhận 3 thứ đầu tiên là quyền lực, nguồn lực và lợi ích nhưng còn trách nhiệm thường sẽ tìm cách từ chối, đẩy đưa hay chỉ nhận khi… không thể không nhận.
Suy ngẫm về Nhận trách nhiệm. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Nếu Sếp không nhận Nhận trách nhiệm trước thì dẫn đến điều gì?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Với một Sếp như thế, cấp dưới cũng sẽ như vậy! Bộ máy thành một dây chuyền đổ trách nhiệm khi có vấn đề mà không tìm giải pháp để giải quyết, năng lực, năng suất, khả năng cạnh tranh, hiệu quả làm sao cải thiện và phát triển tốt được.
- Hệ quả là sự trì trệ luôn ngự trị trong team vì team thì dường như có mà work thì lại không. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lãng phí thời gian, nguồn lực và năng suất/hiệu quả rất thấp. Một người không nhận trách nhiệm trước thường đổ thừa cho người khác khi gặp sự cố và thành một dây chuyền.
Suy ngẫm về Nhận trách nhiệm. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo vấn đề Nhận trách nhiệm trước có ý nghĩa gì?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Không như trong nền kinh tế cơ bắp, lĩnh vực kinh tế sáng tạo có rủi ro thất bại rất cao. Do đó, vấn đề Nhận trách nhiệm trước đóng vai trò quan trọng trong việc ứng xử với thất bại. Dù thế nào khi đã có người nhận trách nhiệm thì hầu hết sẽ quay qua tìm giải pháp giải quyết nên vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn là chỉ tiếp tục… đổ thừa … hay chơi môn bóng chuyền… quả banh trách nhiệm.
Suy ngẫm về Nhận trách nhiệm. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Hạng Vũ tiên sinh thực hiện việc Nhận trách nhiệm trước như thế nào?
Nhà Tư vấn quản trị sáng tạo:
- Do không Nghe kỹ và Nghĩ sâu nhưng tính cách lại rất khẳng khái nên nhiều khi Ngài nhận trách nhiệm quá mức cần thiết khi sự đã rồi!
Suy ngẫm về Nhận trách nhiệm trước. (ảnh: nguồn internet)
4. Ra quyết định mau
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Tại sao Sếp cần phải Ra quyết định mau?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Nói cho cùng, không ra quyết định cũng là một hình thức ra quyết định! Đó là sự lựa chọn án binh bất động. Thực tiễn cho thấy việc không Ra quyết định mau là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất/hiệu quả vì không giải quyết vấn đề kịp thời và lãng phí thời gian, nguồn lực,… vì cấp dưới ngồi chơi chờ đợi mà không chỉ … xơi nước còn xơi nhiều thứ khác!
Suy ngẫm về Ra quyết định mau. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Nguyên nhân Sếp không Ra quyết định mau là gì?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể phân thành ba nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau: không đủ năng lực, không dám quyết định và không muốn ra quyết định mau.
- Thứ 1, không đủ năng lực Ra quyết định mau. Trong trường hợp này, việc ra quyết định hay không ra quyết định đề khó khăn như nhau vì không kiến giải được bản chất của sự việc. Cứ thụ động chờ đợi cho đến lúc bị động thì quyết định càn, mà khi quyết định càn trong vội vã thường là dở vì cổ nhân thường nói càn dở mà!
Suy ngẫm về Ra quyết định mau. (ảnh: nguồn internet)
- Thứ 2, không dám Ra quyết định mau. Dây là trạng thái của những người kém bản lĩnh, có thể năng lực có ở mức nhất định, nhưng lại sợ trách nhiệm, kém bản lĩnh nên không dám ra quyết định. Bản lĩnh của Sếp có hay không thường chỉ thể hiện khi rơi vào những trường hợp éo le, khẩn cấp.
Suy ngẫm về Ra quyết định mau. (ảnh: nguồn internet)
- Thứ 3, không muốn Ra quyết định mau. Có thể Sếp đã có nhiều giải pháp cho vấn đề nhưng lại trì hoãn ra quyết định để hưởng lợi trên một khía cạnh nào đó. Vì đôi khi ra chậm lại có người khoái!
Suy ngẫm về Ra quyết định mau. (ảnh: nguồn internet)
Tổng đốc doanh nghiệp:
- Hạng Vũ tiên sinh thực hiện việc Ra quyết định mau như thế nào?
Nhà Tư vấn quản trị và sáng tạo:
- Do không Nghe kỹ, thiếu Nghĩ sâu nhưng khảng khái Nhận trách nhiệm trước nên Ngài thường Ra quyết định maunhưng do vậy mà ra quyết định bậy là chủ yếu. Trong một tình huống bị dồn ép, Ngài không chịu cúi mình như Hàn Tín để giữ khí tiết thanh danh,… Ngài đã từ biệt Ngu Cơ và tự sát trong nỗi khó khăn, cô đơn tột cùng. Điều đó nói lên tất cả về… chất lượng những quyết định của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét